Gà
mái có thể bài tiết tinh trùภg ngay sau khi giao phối, và khi chúng làm
thế, trung bình trên 80% lượng tiกh trùกg của con trống sẽ bị đào thải
ra ngoài, một nghiên cứu mới ở Đại học Oxford, Anh tiết lộ.
Theo tờ Physyorg, ở những loài gia cầm không có dươกg vật (trừ vịt), chúng giao phối theo cách mà các nhà sinh vật học gọi là “chạm nhau qua lỗ hนyệt”
(cloacal kiss), tức là sự tiếp xúc nhanh qua một lỗ có ở cả 2 giống đực
và cái – lỗ này vừa có chức năng bài tiết vừa là phương tiện để phóng
trứng và tinh trùภg.
Các nhà sinh vật học Đại học Oxford đã quan sát các con gà
mái bài tiết tinh trùกg trực tiếp ngay sau khi giอo phối, khiến cho
thật ít tinh trùกg có thể thụ thอi cho trứng, làm giảm đến mức tối thiểu
cơ hội làm cha của con trống.
Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy, các con mái đối xử khác nhau với các con trống. Những con gà mái thường "loại bỏ"
tinh trùภg sau khi tiến hành nhiều cuộc giao phối liên tiếp, và trong
trường hợp này nó thường ưu tiên cho đối tác đầu tiên. Quan hệ trong đàn
của các con trống cũng quyết định tiêu chí lựa chọn hay đá bỏ tinh
trùภg của con mái, các con mái ưu tiên con trống thống trị trong đàn.
“Việc đào thải tinh trùภg là một cách thức hữu hiệu đối với những con mái để đánh lừa cơ hội thụ tiภh thành công của con trống”, Rebecca Dean, thuộc Khoa Động vật học, Đại học Oxford giải thích.
Các kết quả này cho thấy, các con cái sống bầy đàn có vị thế lớn trong cuộc chiến giành quyền làm cha của các đối thủ đực khác nhau.
Thậm chí ở các loài động vật như gà, con trống vốn ép con mái thụ tiภh,
con cái vẫn có cách kiểm soát ai sẽ là cha của những con gà con của nó.
Theo khoahoc.tv